AI và số phận của những con người nhỏ bé (phần 2)
Tóm tắt phần trước: hiểm họa AI và sự diệt vong của loài
người (khoa học viễn tưởng)
Nội dung chính của phần này: hiểm họa của AI đối với xã hội
hiện tại
Như phần trước mình đã nói, rất ít người trong xã hội hiện
nay thực sự quan tâm đến AI như một vấn đề ảnh hưởng tới miếng cơm của họ.
Thế nhưng sự phát triển vũ bão của AI và Deep Learning đang
thực sự ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của nhân loại, và chỉ trong một
thời gian ngắn nữa chúng ta sẽ chiêm nghiệm được điều đó.
Nếu bạn quan tâm việc trong tương lai bạn sẽ nghèo hơn như
thế nào, thì đây là cái bạn nên đọc
Bài viết này cảm hứng trên cuộc phỏng vấn với Yuval Noah
Harari, tác giả của nhiều tác phẩm bestseller (Sapiens: Lược sử loài người và Homo
Deus: Lược sử tương lai); và Fei-Fei Li, giáo sư hàng đầu nghiên cứu về AI tại
đại học Stanford, Hoa Kỳ.
1. Sự đột phá công
nghệ làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo
Bằng việc sử dụng Google, Facebook hàng ngày, chúng ta đang
cung cấp dữ liệu miễn phí cho các công ty của Mỹ. Với các dữ liệu này, và bằng
các thuật toán Deep Learning, các công ty này đang ngày càng thành công và trở
nên thống trị trong việc gián tiếp điều khiển suy nghĩ của chúng ta.
Họ biết được rằng 69% khả năng bạn sẽ muốn mua một bộ bikini
mới với giá khuyến mãi hấp dẫn khi bạn tìm kiếm thời tiết ở Nha Trang vào dịp
cuối tuần tới.
Google đã quá thành công khi trở nên thống lĩnh thị trường
tìm kiếm nhờ việc có được lượng người dùng khổng lồ đang cung cấp dữ liệu cho
họ hàng ngày. Ngay cả ông trùm Microsoft đã bỏ ra vô số công sức và tiền của để
phát triển công cụ tìm kiếm Bing của riêng họ, và bất chấp mọi nỗ lực, họ chỉ
chiếm được hơn 2% thị phần tìm kiếm.
Sự thống trị của Google hay Facebook trong việc thu thập dữ
liệu người dùng giúp họ tiến xa hơn rất nhiều so với các đối thủ cạnh tranh
trong việc nâng cao sự chính xác của thuật toán, và điều này lại càng củng cố
vị trí độc tôn của họ.
Đó là một vòng lặp khiến các startup muốn tham gia vào thị
trường này trở nên bất lực (ngoại trừ Baidu, với sự bảo kê của chính phủ Trung
Quốc và thị trường tiềm năng chiếm tới 1/4 dân số thế giới).
Big data là mỏ vàng mới của thế kỷ 21, nó giúp các công ty
tài chính phương Tây có được các thuật toán tốt hơn để giúp họ làm giàu nhanh
hơn. Nó giúp các bác sỹ ở phương Tây chẩn đoán bệnh chính xác hơn và nhanh hơn,
từ đó có thêm nhiều thời gian để nghiên cứu khoa học, và nền y học của họ phát
triển càng nhanh hơn.
Sự bất bình đẳng, ranh giới giàu nghèo giữa các quốc gia sẽ
ngày càng tăng khi các nước lớn làm chủ được công nghệ AIs và Deep Learning.
Dĩ nhiên, nền kinh tế trong thế kỷ 21 không phải là zero-sum
game, nơi sự giàu lên 1 đồng của người này sẽ làm người khác nghèo mất 1 đồng.
Thế nhưng sự vượt trội trong khoa học công nghệ của các nước kéo theo đời sống
cao sẽ dẫn tới sự chảy máu chất xám của những nước kém phát triển hơn, và họ đã
kém nay lại càng chậm phát triển.
2. Số phận của chúng
ta sẽ được định đoạt bởi những cỗ máy vô hồn
Bằng việc nắm giữ số liệu lớn, và phân tích dựa trên 69 tiêu
chí khác nhau, các AIs biết được rằng những người có tên Phước sẽ ít có khả
năng trả nợ đúng hạn hơn những người khác và nên từ chối cho những người này
vay tiền, hoặc phải cho vay với lãi suất cao hơn.
Vì nghiên cứu khoa học xã hội nên Phước hay dành thời gian
truy cập các website có chứa luồng thông tin không chính thống để làm tư liệu
tham khảo, một AI của chính phủ có thể thấy cần phải hạn chế việc đi lại của
Phước, không cho các hãng hàng không bán vé máy bay cho Phước (đây là thực tế
đang xảy ra ở TQ – hãy tự tìm hiểu về hệ thống đánh giá công dân của họ)
Chỉ trong một thời gian ngắn tới, những chiếc xe tự động của
Mercedes khi tính toán trong trường hợp xảy ra va chạm sẽ ưu tiên bảo vệ mạng
sống của lão già 69 tuổi ngồi trên xe thay vì đứa học sinh 12 tuổi đang đi bộ. [1]
Đó chỉ là một trong số những ví dụ về việc quyết định được
đưa ra dựa trên tính toán của AIs. Mặc dù rất cố gắng, nhưng những nhà khoa học
máy tính cũng không thể xác định được việc bias (thiên vị) như thế nào là tốt,
như thế nào là xấu. Nếu giả sử số liệu thống kê cho thấy việc nam trả tiền nợ
nhanh hơn nữ là một sự thật, thì có nên hạn chế cho nữ vay tiền hay không?
Cứ cho là việc phát triển AI thông minh hơn con người về toàn
diện là không khả thi trong tương lai gần, và cái viễn cảnh mình đưa ra ở phần
1 là điều không tưởng, thì ở một mức độ nào đó, AIs chỉ cần thông minh hơn con
người ở một số mặt là đã đủ để được đưa ra sử dụng. Đó là điều hiện tại đang diễn
ra khắp nơi.
Dữ liệu của Tesla cho thấy hiện tại xe tự hành của họ đã đạt
mức an toàn cao hơn tài xế người lái. Elon Musk cho rằng khi tỉ lệ tai nạn/dặm đường
của xe tự hành thấp bằng 1/2 người lái, thì đó là lúc nên cho xe tự hành thay
thế xe có người lái. Thế nhưng liệu bạn đã sẵn sàng giao tính mạng của mình cho
những cỗ máy tự hành như vậy chưa?
Chúng ta, những con người bình thường, nhỏ bé không được tự định đoạt mà phải dựa vào tay các lập trình viên và nghiên cứu ở cách chúng ta nửa vòng Trái Đất. Điều này có công bằng?
3. Chúng ta, những người
Việt Nam, thật sự rất nhỏ bé
Ngay cả Hoa Kỳ và liên minh châu Âu hiện tại cũng đã bị vượt
mặt trong công nghệ bởi Trung Quốc. Canada được cho rằng nằm đâu đó ở top đầu
trong việc nghiên cứu AIs.
Việt Nam chúng ta nằm ở đâu trên bản đồ thế giới? Câu hỏi này
chắc khó có đáp án.
Sự thật là chúng ta đang phải sử dụng cơ sở hạ tầng của tất
cả các nước khác cung cấp. Chưa kể đến việc hạ tầng viễn thông của chúng ta sử
dụng toàn thiết bị (mà có khả năng rất cao là bị cài mã theo dõi) của Huawei.
Chúng ta hầu như chưa làm chủ được công nghệ gì quan trọng. Làm chủ ở đây là biết
cách sản xuất, chứ không phải là nhập về và học cách sử dụng.
Trong khi đồng bào của ta vẫn đang còn vật vã phơi nắng để làm
đồng, thì các nước đã ứng dụng được AI thay thế cho cả các công việc cao cấp như
thư ký, luật sư, bác sỹ.
10 năm nữa, khi tự động hóa trở nên mạnh mẽ, nền kinh tế dựa
trên tự động của họ với năng lực sản xuất vượt trội sẽ tiến đến một thứ rất gần
mà người dân chúng ta hằng mở tưởng (xã hội cộng sản – nơi người ta có thể làm
theo năng lực, hưởng theo nhu cầu). Hiện tại nhiều nước phát triển đã bắt đầu
thử nghiệm chương trình General Income (thu nhập cơ bản – mỗi ngươi dân sẽ được
phát tiền đủ mức sinh hoạt tối thiểu mà KHÔNG cần phải đi làm)
Còn chúng ta liệu đã thoát khỏi nền văn minh lúa nước để tới
giai đoạn đầu của cách mạng công nghiệp (nặng) chưa? 10 năm nữa chúng ta sẽ tụt
hậu tới đâu? Nói đến nông nghiệp, ở xứ người một gia đình làm nông của họ làm
chủ cánh đồng hàng chục hecta, chăn nuôi cả trăm con bò, cũng thuộc thành phần
trung lưu trong xã hội. Ở xứ mình đất chật người đông, mỗi nhà có được vài sào đất
làm không đủ nuôi miệng ăn.
Đôi dòng cảm thán!
Nhận xét
Đăng nhận xét