DẠY TIẾNG ANH CHO TRẺ EM: NHỮNG ĐIỀU BẬC CHA MẸ NÊN BIẾT

 Sau thời gian sống trong môi trường nói tiếng Anh và cũng đã từng giảng dạy tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai (ESL) cho trẻ, mình muốn chia sẻ một số điều mà cha mẹ trẻ hay bị hiểu lầm


1. Không hề có mốc “quan trọng" trong việc giúp trẻ học tiếng Anh tốt hơn


Quan niệm cho rằng trẻ em phải học tiếng Anh trước một độ tuổi nhất định để trở nên thành thạo đã lỗi thời. Một nghiên cứu năm 2018 của MIT với 600.000 người trả lời không tìm thấy bằng chứng đáng kể nào cho thấy giai đoạn quan trọng kết thúc ở tuổi 10. Trên thực tế, giai đoạn này kéo dài đến 18 tuổi hoặc hơn thế nữa (vì nghiên cứu không thu được nhiều khảo sát từ những người có độ tuổi 20 trở lên). Điều thực sự quan trọng là động lực của trẻ và việc tiếp xúc liên tục với ngôn ngữ. Vì vậy, đừng quá tiêu tốn tiền vào các trung tâm ngôn ngữ đắt tiền; thay vào đó, hãy tập trung vào việc học tập một cách nhất quán chủ động tại nhà.


Hình minh họa: mức độ thành thạo của những người học tiếng Anh từ dưới 5 tuổi (đỏ), 10 tuổi(vàng) và 20 tuổi (xanh lá cây) đều hội tụ tương đối sau 10 năm học liên tục



2. Tác động thực tế của phương pháp đắm mình


Mặc dù phương pháp đắm mình (VD như học tập ở một môi trường hoàn toàn nói tiếng Anh ở một trung tâm Anh ngữ) có ích, nhưng lợi ích của nó có thể không đáng kể như thường được quảng cáo. Nghiên cứu cho thấy sự chênh lệch về khả năng thành thạo của người học đắm mình và người học không đắm mình là không đáng kể (90% so với 80%). Điều quan trọng hơn là nuôi dưỡng động lực của trẻ và tạo ra môi trường học tập hấp dẫn tại nhà. Ngay cả một vài giờ mỗi tuần tại một trung tâm ngôn ngữ cũng không thể thay thế được giá trị của sự tham gia tích cực, liên tục vào việc học ngôn ngữ.

3. Vai trò của việc nói tiếng Anh “chuẩn” như người bản xứ

Với sự tiến bộ của công nghệ AI và biên dịch, khả năng nói tiếng Anh như người bản xứ không còn quan trọng nữa. Điều quan trọng hơn là khả năng sử dụng tiếng Anh lưu loát và có ý nghĩa.

Các bậc phụ huynh ở VN thường đề cao việc nói được tiếng Anh như người bản xứ và không bị accent tiếng Việt. Điều này thực tiễn là không hoàn toàn đúng. Mục đích cuối cùng của ngôn ngữ là để giao tiếp chứ không phải để đánh giá con người.


Hãy khuyến khích trẻ đọc, suy nghĩ và phản biện bằng tiếng Anh. Đó là những kỹ năng thực tế sau này sẽ cần sử dụng nhiều trong công việc, không phải là kỹ năng phát âm chuẩn như người bản xứ.

Tóm lại

Tiếp xúc và đắm mình sớm là điều hữu ích, nhưng nuôi dưỡng sự quan tâm và động lực mới thực sự là chìa khóa. Tập trung vào việc tạo ra một môi trường hỗ trợ cho trẻ, để trẻ cảm thấy hấp dẫn để học ngôn ngữ. Và hãy nhớ rằng khả năng giao tiếp lưu loát và hiệu quả quan trọng hơn việc nói được như người bản xứ.

TLĐD: Hartshorne, J. K., Tenenbaum, J. B., & Pinker, S. (2018). A critical period for second language acquisition: Evidence from 2/3 million English speakers. Cognition, 177, 263-277.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Báo cáo về Phân loại rủi ro nhân quyền liên quan đến AI tạo sinh

Sự lầm tưởng về tính công bằng của quyết định tập thể