Quan điểm pháp lý về token kỹ thuật số
Ngày 28/7 vừa qua Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) vừa có công bố một nghiên cứu mới về quan điểm pháp lý về các token kỹ thuật số. Lưu ý, nghiên cứu này chỉ thể hiện quan điểm của cá nhân nhà nghiên cứu, không phải quan điểm chính thức của tổ chức IMF
Tóm tắt một số ý chính:
1. Để đánh giá các vấn đề pháp lý liên quan, cần phân loại token thành 3 cấp độ, ứng với mỗi cấp độ thì các token sẽ có đặc điểm pháp lý khác nhau
- Cấp độ 1: Token thuần túy (VD Bitcoin),
- Cấp độ 2: Token có gắn liền với dịch vụ hoặc tài sản ảo (L1-L2 smartcontracts nói chung)
- Cấp độ 3: Token gắn với dịch vụ hoặc tài sản thật (VD Tether USD, Tether God)
2. Bản chất pháp lý của token có thể được xem là tài sản kỹ thuật số, một tập con của tài sản phi hữu hình (intangible).
3. (Quan trọng) Các quyết định tài phán của các quốc gia thông luật đang dần hướng về quan điểm đồng nhất cho rằng token là tài sản. Các nước theo hệ luật lục địa (trong đó có Việt Nam) thì vẫn đang do dự trong việc mở rộng quyền tài sản cho đối tượng phi hữu hình.
4. Pháp luật nên tập trung giải quyết các vấn đề về giao dịch token:
- Tranh chấp quyền sở hữu
- Giải quyết xung đột về giao dịch giả mạo hoặc trái pháp luật
- Quyền lợi của người nắm giữ token khi người cung cấp token phá sản
- Trình tự tố tụng trong tranh chấp về token
- Xác định liệu token có phải là một dạng chứng khoán
5. Kết luận: token đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế số. Pháp luật cần sớm làm rõ chức năng của token để đảm bảo phát triển kinh tế số, và quyền lợi của người tham gia giao dịch
Nguồn: José M. Garrido (2023) Digital Tokens: A Legal Perspective https://www.imf.org/en/Publications/WP/Issues/2023/07/28/Digital-Tokens-A-Legal-Perspective-537041
Nhận xét
Đăng nhận xét