AI và số phận những con người nhỏ bé (phần 3)

Nằm trong serie bài viết về AI và đời sống, phần này mình viết tiếp về thử thách và cơ hội

Nhìn lại vị thế của Trung Quốc trong thời đại 4.0

Mới đọc được cuốn AI Superpowers của Kai-Fu Lee khá hấp dẫn, nên muốn viết vài dòng review về cuốn sách này.

Trong tâm trí của hầu hết mọi người thì TQ chỉ là một cường quốc về việc sao chép. Điều này rất đúng nếu đặt vào bối cảnh từ 2015 trở về trước.

Tuy nhiên từ khoảng 2015 trở lại đây, TQ đã có những bước tiến vượt bậc so với Mỹ mà nếu không phải ở trong giới học thuật hoặc đam mê công nghệ thì sẽ không để ý được.

Với sự bùng nổ của công nghệ Deep Learning, cùng với nguồn dữ liệu khổng lồ được tạo ra bởi một thị trường 1.5 tỷ dân, thì TQ đang dần vượt mặt các công ty công nghệ ở Thung lũng Silicon.

Nói một cách vô cùng vắn tắt, thì Deep Learning là công nghệ giúp máy tính trở nên thông minh hơn bằng việc học hỏi từ các dữ liệu cung cấp cho nó. Càng nhiều dữ liệu được đưa vào, máy tính càng thông minh hơn. Nó có thể nhận diện chính xác khối u, nghiên cứu hành vi người tiêu dùng... bằng việc đọc các báo cáo đã được thẩm định trước đó.

Nếu coi Deep Learning là động cơ của trí thông minh nhân tạo, thì dữ liệu là xăng. Với lượng xăng khổng lồ mà các netizen TQ đang tạo ra, các doanh nghiệp TQ đang có một sức mạnh bùng nổ trong việc huấn luyện các AI trở nên thông minh hơn.

Với các AI xây dựng dựa trên Deep Learning, hầu như mọi công việc hiện nay đều có thể được tự động hóa. AI có thể chẩn đoán bệnh chính xác hơn bác sỹ. AI có thể tra cứu luật nhanh hơn luật sư. AI có thể lái xe an toàn hơn một tài xế lão luyện. Sự phát triển của Deep Learning, theo tác giả Lee, có thể sánh ngang với việc phát minh ra dòng điện từ thế kỷ 18; và ai làm chủ được công nghệ này sẽ làm chủ được tương lai.

Điều này có ý nghĩa gì với Việt Nam?

Nếu so ra, thị trường nội địa Việt Nam cũng không hề nhỏ, với 100 triệu dân. Nó hoàn toàn đủ để tạo ra thị trường ngách cho các doanh nghiệp IT khai thác và ứng dụng công nghệ Deep Learning.

Một trong những yếu tố bước ngoặt giúp cho TQ vượt mặt được Mỹ là do bản chất của công nghệ Deep Learning yêu cầu số lượng (dữ liệu) nhiều hơn chất lượng (người thiết kế). Thuật toán Deep Learning đã trở nên khá phổ biến. Việc của nhà doanh nghiệp là tìm cách ứng dụng nó để kiếm tiền. Nếu bạn muốn khởi nghiệp, đây chính là thời điểm.

Thế nhưng nó cũng gióng một hồi chuông cảnh báo. Cơ cấu nghề nghiệp trong tương lai sẽ thay đổi cực kỳ mạnh mẽ. Một số lượng lớn việc làm sẽ bị mất đi. Những ngành lao động phổ thông hoặc lao động trí óc trình độ cao thì sẽ chậm bị ảnh hưởng bởi trí thông minh nhân tạo hơn. Nhưng những ngành nghề lao động văn phòng phổ thông như telesale, kế toán, thư ký-trợ lý, nghiên cứu thị trường... sẽ sớm bị thay thế bởi các phần mềm tự động hoàn toàn.

Với những công việc chưa bị thay thế hoàn toàn bởi AI, sự ứng dụng của AI cũng sẽ làm tăng năng suất lao động đồng thời làm giảm số lượng vị trí công việc. VD với phần mềm thiết kế thông minh hơn, một kiến trúc sư có thể thiết kế đc 2 bản thiết kế/ngày thay vì chỉ 1 như trước đó; trong khi số lượng đơn yêu cầu không tăng đáng kể. Nếu không thực sự giỏi, bạn sẽ sớm bị loại khỏi thị trường lao động bởi những người biết ứng dụng công nghệ.

Nghiên cứu đã chỉ ra, qua quá trình tiến hóa, bộ não loài người vẫn mới chỉ đủ phát triển để phản ứng trước các mối nguy hiểm cận kề trước mắt (VD thấy lửa thì tránh). Những mối nguy hiểm tiềm tàng (VD biến đổi khí hậu) hầu như không gây ra sự lo sợ đối với con người. Sự tác động của AI cũng vậy. Nếu bạn chưa đủ lo sợ, thì đã đến lúc nên lo về điều đó.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Báo cáo về Phân loại rủi ro nhân quyền liên quan đến AI tạo sinh

DẠY TIẾNG ANH CHO TRẺ EM: NHỮNG ĐIỀU BẬC CHA MẸ NÊN BIẾT

Sự lầm tưởng về tính công bằng của quyết định tập thể