The Martian (2015): sự trở lại huy hoàng của Ridley Scott
Nếu ai chưa biết đến đạo diễn lừng danh Ridley Scott thì có thể xem lại một số tuyệt phẩm của ông như serie Alien mà ông khởi xướng (phần 1 năm 1979 đạt 1 giải Oscar) , Blade Runner(1982), Gladiator (2000) với 5 giải Oscar.
Thế nhưng những năm gần đây thì các film của ông như The A Team (2010), Prometheus (2012) thì lại không mấy nổi trội, đặc biệt là Exodus: Gods and Kings (2014) thì phải nói là một sự thất vọng rất lớn, nói thẳng ra là dở ẹc.
Thế nên mình mới đặt tiêu đề bài viết, bộ film này chính là một sự trở lại huy hoàng của một tên tuổi lừng lẫy trong nền điện ảnh.
Film được chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của tác giả Andy Weir, khi được xuất bản cũng được đánh giá khá tốt trong thể loại sci-fi.
Do mình chưa đọc truyện nên cũng không thể đánh giá được việc chuyển thể này có thành công hay không, nhưng chỉ dựa vào film mà nói thì đây là một tác phẩm tuyệt vời của đạo diễn Ridley.
Về cốt truyện rất đơn giản, ai cũng có thể biết khi xem trailer: phi hành gia Mark Watney bị mắc kẹt lại sao Hỏa khi đồng đội buộc phải cất cánh khẩn cấp trong một cơn bão lớn. Ai cũng tưởng Mark đã chết, nhưng hóa ra không phải, Mark đã tìm cách thích nghi và sống sót lại ở sao Hỏa trong một quãng thời gian rất dài và chờ sự giải cứu từ Trái Đất.
Dựa vào cốt truyện như vậy thì hầu như ai cũng có thể đoán là sẽ có muôn vàn khó khăn trong quá trình đấu tranh sinh tồn của Mark, cho nên câu hỏi về cốt truyện không phải là "chuyện gì sẽ xảy ra?", mà là "chuyện đó xảy ra như thế nào?"
Việc tạo ra các tình tiết, biến cố trong film là hết sức hợp lý, khiến cho cung bậc cảm xúc của người xem liên tục được thay đổi, từ ngạc nhiên với sự thông minh của Mark, đến vui mừng khi Mark thành công, và tuyệt vọng khi tai họa liên tục ập đến.
Trong trailer film cũng đặt ra một câu hỏi, liệu nhân loại sẽ chấp nhận trả cái giá nào để cứu một đồng loại của mình đang mắc kẹt nơi cách Trái Đất hàng chục triệu km? Và film cũng đã giải quyết vấn đề này rất tốt, khiến bản thân mình cũng không nghĩ là thế giới có khả năng chung tay và chấp nhận rủi ro lớn đến như vậy.
Một điểm cộng khác của film là việc đan xen rất tốt mạch truyện giữa cuộc chạy đua của Mark ở sao Hỏa và những người muốn cứu anh ở dưới Trái Đất.
Người thủ vai Mark là Matthew Damon (vai chính trong Bourne triology, Saving Private Ryan, The Departed) cũng là một diễn viên hạng A nên về diễn xuất thì không phải bàn.
Có điều trong film không thấy khắc họa được sự cô đơn, tuyệt vọng của Mark khi vật lộn sinh tồn một mình ở sao Hỏa; liệu có phải vì Mark là người rất lạc quan và hài hước nên có lẽ tình trạng tâm lý này cũng ít khi xảy ra?
Có điều dẫu biết rằng các phi hành gia là những người được NASA tuyển chọn rất kỹ, nhưng một nhà nghiên cứu về thực vật có thể làm hết công việc của một thợ máy, kỹ sư tin học thì cũng là điều mà mình cảm giác là bất hợp lý nhất film.
Về phần âm nhạc, film không có OST nào hay đáng kể, thường xuyên dựa vào những bản disco 70s (cá nhân mình ko thích lắm)
Về hiệu ứng hình ảnh, vì tái hiện khung cảnh ở sao Hỏa nên mình đoán chắc là được quay ở sa mạc Colorado, vốn xuất hiện vô số lần trong các film khác nên mình cũng không có ấn tượng mấy về các cảnh ở sao Hỏa. Về các cảnh quay trên không gian thì có nhiều phần ấn tượng hơn, hiệu ứng không trọng lực khá tốt (nhấn mạnh chữ khá).
Trong film không nói rõ câu chuyện xảy ra vào năm nào, nhưng những trang thiết bị trong film thì rất quen thuộc và gần gũi, không hề mang tính sci-fi (những công nghệ siêu tưởng) -> sự thành công của một film thuộc dòng Adventure, Sci-fi không cần dựa vào những công nghệ thực sự hiện đại.
![]() |
Tàu không gian Ares 3 |
![]() |
Chiếc Rover mà Mark sử dụng |
Lưu ý thời lượng phim khá dài (hơn 2 tiếng) nên đi xem thì cần phải đi toilet trước, tin mình đi, bạn không muốn bỏ lỡ một phút nào trong film đâu.
Nhận xét
Đăng nhận xét